Bệnh đột quỵ được đánh giá có mức độ nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở độ tuổi trung niên và cao niên, chỉ xếp sau ưng thư và tim mạch. Vậy nguyên nhân gây đột quỵ ở người cao tuổi là gì? Biểu hiện, cách nhận biết và phòng tránh ra sao? Hãy cùng Phương Đông Asahi tìm hiểu.
Bệnh đột quỵ (tiếng Anh: stroke) còn được biết đến là tai biến mạch máu não, thường xảy ra khi lưu lượng máu dẫn đến não bị suy giảm, gián đoạn hoặc tắc nghẽn đột ngột, khiến não thiếu dinh dưỡng và oxy để hoạt động.
Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân đột quỵ gia tăng đột biến, đặc biệt có xu hướng trẻ hoá khi tỷ lệ người dưới 40 tuổi mắc bệnh tăng trung bình 2% mỗi năm. Tuy nhiên người cao tuổi vẫn là nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ nhất, cần được thăm khám, tầm soát định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý khi có các triệu chứng bất thường tiềm ẩn.
Đột quỵ thiếu máu não cục bộ: Có đến hơn 80% trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu não, xảy ra do các mảng xơ vữa trên thành động mạch hoặc cục máu đông hình thành ở lòng động mạch gây tắc nghẽn, cản trở lưu thông máu lên não.
Đột quỵ xuất huyết não: Chia thành 2 loại là đột quỵ xuất huyết trong não (nội sọ) và xuất huyết dưới nhện, do mạch máu não bị vỡ, chảy máu và làm tổn thương nhu mô não.
Đột quỵ nhỏ (cơn thiếu máu não thoáng qua): Nguyên nhân chính là do mất lưu thông máu tạm thời bởi các cục máu đông. Triệu chứng này thường được xem là cảnh báo đột quỵ cần đặc biệt lưu tâm để có phương án phòng tránh giúp giảm thiểu nguy cơ trở nặng.
Bệnh đột quỵ ở người cao tuổi nói chung và các nhóm đối tượng khác nói riêng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân về bệnh lý và các yếu tố khác.
Đột quỵ do bệnh lý:
Bệnh tăng huyết áp: Huyết áp cao có nguy cơ gây áp lực lên thành động mạch, dẫn đến xuất huyết não hoặc hình thành huyết khối ở lòng động mạch, cản trở quá trình dẫn máu lên não.
Mỡ máu: Lượng mỡ máu cao làm tăng nguy cơ hình thành và tích tụ các mảng xơ vữa ở thành động mạch, gây tắc nghẽn lưu thông dòng máu.
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường): Lượng đường trong máu cao có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, làm tổn thương các mạch máu nhỏ, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.
Bệnh lý tim mạch: Các bệnh lý như rung tâm nhĩ, viêm màng tim, giãn cơ tim, suy tim, khuyết tật tim bẩm sinh, hở, hẹp van tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh béo phì: Người thừa cân dễ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,… nên có khả năng cao bị đột quỵ.
Đột quỵ do các nguyên nhân khác:
Hút thuốc lá: Carbon monoxide và nicotin trong khói thuốc gây tổn thương tim mạch, đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch, tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ.
Lối sống thiếu khoa học: Các thói quen xấu trong sinh hoạt như thức khuya, lười vận động, ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, ít rau xanh, uống rượu bia, đồ uống có cồn,… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Di truyền: Nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn nếu người trong gia đình cũng từng bị, đặc biệt là người dưới 65 tuổi.
Tiền sử đột quỵ: Những người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ mắc lần 2 cao hơn người bình thường.
Việc nhận biết sớm các biểu hiện đột quỵ giúp đẩy nhanh quy trình cấp cứu người bệnh, hạn chế nguy cơ tàn tật và tử vong.
Hiện nay nhiều tổ chức trên thế giới sử dụng quy tắc BE FAST giúp bệnh nhân và người nhà dễ dàng ghi nhớ và nhận biết sớm các triệu chứng đột quỵ:
Người bị đột quỵ có thể gặp nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuỳ vào thời gian cấp cứu mà mức độ suy giảm thể chất, khả năng vận động, nhận thức hay hệ thần kinh sẽ khác nhau. Thông thường cần ít nhất 01 tháng để những người bị đột quỵ có thể phục hồi. Thậm chí, có đến 30 – 50% trường hợp bị biến chứng, tổn thương nặng nề, cần hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày sau khi bị đột quỵ.
Một số biến chứng thường gặp bao gồm:
Ý thức phòng tránh giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh cũng như giảm nhẹ biến chứng nếu không may phát bệnh.
Dưới đây là một số cách thức phòng ngừa đột quỵ hiệu quả:
Duy trì các thói quen lành mạnh: Ngủ đúng giờ, đủ giấc, chú ý tới chất lượng giấc ngủ; không tắm đêm, tắm nước lạnh lúc tối muộn hoặc sáng sớm; hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích; duy trì cân nặng lý tưởng; kiểm tra sức khỏe, tầm soát đột quỵ định kỳ,…
Tập thể dục thường xuyên: Duy trì thói quen đều đặn, cường độ tăng dần từ thấp đến cao, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, từ 3 – 4 lần/tuần.
Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan: Tham gia các hoạt động lành mạnh như đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, thiền định, nấu ăn,… tùy theo sở thích để giữ cho tâm trạng thoải mái, lạc quan.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ, thức ăn nhanh, kiểm soát lượng đường, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày; ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc, hải sản, trứng, thịt trắng,… và đặc biệt chia thành từng bữa nhỏ, không nên ăn quá no.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị đột quỵ, cần nhanh chóng liên hệ hoặc chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp hỗ trợ kịp thời. Giờ vàng để cấp cứu đột quỵ thường từ 3 – 4,5 giờ, có thể mở rộng tới 6 giờ hoặc hơn 1 ngày. Tuy nhiên, cấp cứu càng sớm càng tốt, giúp người bệnh có thể hạn chế gặp các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm thiểu nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, phức hợp Nghỉ dưỡng – Dưỡng lão Phương Đông Asahi với vị trí nằm trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng là địa điểm chăm sóc người cao tuổi lý tưởng mà các gia đình có thể tham khảo. Thừa hưởng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn từ bệnh viện, Phương Đông Asahi đáp ứng nhu cầu chăm sóc của hơn 400 người cao tuổi, đảm bảo luôn theo dõi sát sao, phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm để nhanh chóng xử lý, can thiệp y tế, giúp các cư dân sống vui, sống khỏe, tận hưởng cuộc sống an yên tuổi già.
Liên hệ hotline 1900 5288 để được tư vấn và đặt lịch trải nghiệm phức hợp Nghỉ dưỡng – Dưỡng lão Phương Đông Asahi cho gia đình và người thân ngay hôm nay.
Hãy gọi để được tư vấn tốt nhất, hưởng những ưu đãi sớm từ Phương Đông Asahi
Tổng đài tư vấn 24/7ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Theo dõi Phương Đông Asahi