Tin tức

Bệnh loãng xương ở người già | Nguyên Nhân - Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

28/03/2025
Quang Dũng

Theo thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 200 triệu người phải đối mặt với bệnh loãng xương. Tại Việt Nam, đến giữa năm 2024, có tới 3 triệu người phải đối mặt với căn bệnh này (theo số liệu nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia). Bệnh loãng xương ở người già là một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì sao bệnh loãng xương thường gặp ở người già

Loãng xương bị coi là một “bệnh lý thầm lặng” tấn công hệ xương, khiến chúng suy yếu dần mà không có dấu hiệu rõ ràng vì sự tiến triển âm thầm cùng biểu hiện không rõ rệt của nó. Căn bệnh này làm giảm mật độ và sức bền của xương, khiến xương trở nên giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy vỡ ngay cả khi chịu lực tác động nhỏ. Nguyên nhân của loãng xương nằm ở sự suy giảm của khung protein trong xương cùng với lượng canxi gắn kết vào đó. Khi những “khung đỡ” này suy yếu, cấu trúc xương trở nên xốp hơn, số lượng mô xương giảm, kéo theo trọng lượng của một đơn vị thể tích xương cũng sụt giảm đáng kể.

bệnh loãng xương thường gặp ở người già

Loãng xương thường không có biểu hiện ở thời gian đầu và tiến triển âm thầm. Một số trường hợp chỉ phát hiện được khi đã gặp biến chứng. Bệnh lý này thường gặp ở người già, phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, hiện nay, độ tuổi gặp loãng xương ngày càng trẻ hoá và đa dạng đối tượng.

Loãng xương ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến bởi quá trình lão hoá tự nhiên của người cao tuổi làm giảm khả năng tái tạo xương khiến mật độ xương giảm dần. Theo đó, xương trở nên rỗng, giòn và dễ bị tổn thương. Đó là lý do vì sao người cao tuổi rất dễ bị gãy xương dù chỉ là một va chạm nhẹ. Các vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất thường là xương hông, cột sống và cổ tay.

Cũng vì lý do đó mà bệnh loãng xương ở người cao tuổi được xem là một trong những vấn đề về sức khoẻ được quan tâm hàng đầu.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người già

Hiểu rõ nguyên nhân gây loãng xương là bước đầu tiên để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân của bệnh loãng xương ở người cao tuổi phổ biến nhất:

Tuổi tác: Tuổi tác khiến quá trình tái tạo xương chậm lại, trong khi sự giảm mật độ xương diễn ra nhanh hơn, dẫn đến suy giảm mật độ và sức bền của xương. Đồng thời, khả năng hấp thụ canxi và sản xuất các hormone quan trọng cho xương, như estrogen và testosterone, cũng suy giảm, làm tăng nguy cơ bị loãng xương.

Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam giới, đặc biệt là sau mãn kinh. Sự sụt giảm hormone estrogen – một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ xương – là nguyên nhân loãng xương phổ biến ở nữ giới.

Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu quá mức và ít vận động là những yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương. Các chất kích thích như corticoid, thuốc chống động kinh làm giảm mật độ xương, trong khi rượu ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi.

uống rượu bia nhiều gây loãng xương

Chế độ ăn uống: Thiếu hụt canxi và vitamin D cũng là một nguyên nhân gây bệnh loãng xương cho người lớn tuổi. Canxi là thành phần chính cấu tạo xương, trong khi vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu hai chất này khiến xương yếu đi theo thời gian.

Một số bệnh lý và thuốc: Các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac hoặc việc sử dụng thuốc corticosteroid dài hạn cũng là nguyên nhân gây. Những yếu tố này làm suy yếu cấu trúc xương và đẩy nhanh quá trình giảm mật độ xương.

Triệu chứng loãng xương ở người già

Như triệu chứng chung của bệnh loãng xương, bệnh loãng xương ở cao tuổi trong thời gian đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên được ví như “kẻ thù thầm lặng” của xương cốt, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần chú ý:

Đau lưng: Đau lưng là một trong những dấu hiệu phổ biến của loãng xương, do sự suy giảm mật độ xương làm suy yếu cấu trúc cột sống. Khi xương trở nên giòn hơn, các đốt sống có thể bị lún, xẹp hoặc gãy vi thể, gây đau nhức kéo dài và hạn chế vận động. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở người già, làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ biến dạng cột sống.

Tư thế khom lưng/còng lưng: Khi các đốt sống bị xẹp, lún, làm mất đi độ thẳng tự nhiên của cột sống. Khi xương không còn đủ sức nâng đỡ cơ thể, người bệnh dần có xu hướng cúi gập về phía trước, dẫn đến dáng đi cong vẹo. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, gây đau nhức và hạn chế vận động.

còng lưng do loãng xương

Giảm chiều cao: Cũng là một hệ quả của loãng xương, tình trạng giảm chiều cao chủ yếu do các đốt sống bị lún hoặc xẹp lại khi mật độ xương suy giảm. Quá trình này khiến cột sống cong hơn, làm cho người bệnh trông thấp đi theo thời gian. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến gù lưng và hạn chế khả năng vận động.

Dễ bị gãy xương: Người già bị loãng xương rất dễ bị gãy xương do mật độ và cấu trúc xương suy giảm, khiến xương trở nên giòn và kém đàn hồi. Chỉ một cú ngã nhẹ, va chạm nhỏ hoặc thậm chí những cử động đột ngột cũng có thể gây gãy xương, đặc biệt ở các vị trí như xương hông, cột sống và cổ tay. Nếu bản thân hay người nhà gặp trường hợp gãy xương bất thường thì cần lưu ý kiểm tra loãng xương.

Đây là những triệu chứng dễ thấy nhất cảnh báo nguy cơ loãng xương. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này ở bản thân hoặc người thân, nên tìm đến bác sĩ hoặc các cơ sở chăm sóc y tế để được kiểm tra và điều trị bệnh loãng xương kịp thời.

Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

Chữa bệnh loãng xương ở người cao tuổi không chỉ nhằm giảm nguy cơ gãy xương mà còn giúp duy trì chất lượng cuộc sống, cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ tâm sinh lý. Một số cách chữa và phòng chống bệnh loãng xương cho người cao tuổi có thể kể đến:

Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi là thành phần chính giúp xương chắc khỏe, trong khi vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Người già nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh, đồng thời tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D tự nhiên. Nếu chế độ ăn không đủ, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung.

thực phẩm phòng ngừa loãng xương

Duy trì lối sống lành mạnh: Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein, khoáng chất và uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, giấc ngủ chất lượng và kiểm soát căng thẳng cũng góp phần ngăn ngừa quá trình lão hóa xương.

Sử dụng thuốc hỗ trợ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp làm chậm quá trình mất xương và tăng cường mật độ xương. Các nhóm thuốc phổ biến bao gồm bisphosphonates, hormone thay thế và thuốc điều hòa canxi. Việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và đạt hiệu quả tốt nhất.

Tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp duy trì sức mạnh của xương và cơ bắp, giảm nguy cơ té ngã và gãy xương. Người già nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh hoặc bơi lội để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp. Tuy nhiên, cần tránh những bài tập có cường độ cao hoặc động tác dễ gây chấn thương.

Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già

Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Kiểm tra mật độ xương giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương và đánh giá nguy cơ gãy xương. Người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh, nên kiểm tra định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả hơn, hạn chế biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh loãng xương là một vấn đề sức khoẻ phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp phù hợp. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp điều trị bệnh sẽ giúp người cao tuổi duy trì sức khoẻ xương và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Hiện Phương Đông Asahi đang triển khai gói Nghỉ dưỡng kết hợp điều trị loãng xương (Dự phòng xẹp đốt sống/còng và gãy cổ xương đùi) với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và môi trường nghỉ dưỡng đẳng cấp, giúp người cao tuổi có một cuộc sống khoẻ mạnh về xương cốt và thoải mái về tinh thần.

Theo dõi Fanpage Phương Đông Asahi - Nghỉ dưỡng trị liệu Người cao tuổi để tham khảo thêm kiến thức về bệnh loãng xương ở người cao tuổi.