Tin tức

Hồi hương dưỡng lão, sự lựa chọn của nhiều Việt kiều cao tuổi

08/04/2024
Minh Nguyệt

“Lá rụng về cội” hiện đang là một trong những mong muốn của rất nhiều Việt kiều xa quê. Khi tuổi ngày càng cao cũng là lúc mỗi một Việt kiều đều mong mỏi có ngày được trở về để nhìn lại những hình ảnh thân thuộc đã in sâu trong ký ức, được sống giữa tiếng nói của quê hương…

Nỗi lo của những Việt kiều cao tuổi

Hầu hết người Việt tại nước ngoài khi bước vào tuổi già thì đã kịp gây dựng cho mình một cuộc sống ổn định, thậm chí có những người rất thành đạt, con cháu đều đã thích nghi và có công ăn việc làm tốt. Tuy nhiên, khi đến tuổi về hưu, Việt kiều cao tuổi lại đứng trước nỗi lo riêng về việc tìm nơi an hưởng tuổi già.

Ở các nước phát triển phương Tây, những người già thường chọn vào nhà dưỡng lão khi cảm thấy không đủ sức khỏe. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới WHO, năm 2013, trung bình một nước thành viên EU có 1325 chỗ ở trong nhà dưỡng lão cho 100.000 dân. Tuy nhiên, với những Việt kiều lớn tuổi, vào nhà dưỡng lão ở phương Tây là một lựa chọn khá khó khăn. Trở ngại đầu tiên là về ngôn ngữ và văn hóa, viễn cảnh khi vào nhà dưỡng lão không thể chia sẻ với cộng đồng với mọi người làm họ thấy sợ hãi.

Rào cản thứ hai là về kinh tế. Khảo sát của Genworth năm 2021 đã chỉ ra chi phí trung bình cho một phòng chăm sóc riêng biệt ở viện dưỡng lão của Mỹ vào khoảng 206 triệu đồng/tháng (khoảng 2,4 tỉ đồng / năm). Ở Anh, con số do báo Daily Mail đưa ra vào khoảng 50.000 bảng Anh/năm, chi phí cho một điều dưỡng viên riêng biệt chăm sóc 24/24 vào khoảng 120.000 bảng Anh một năm. Chi phí vào viện dưỡng lão ở những nước này không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Ngoài ra, việc ngành dưỡng lão ở các nước phương Tây đang bước vào cơn khủng hoảng thiếu hụt điều dưỡng viên hiện nay cũng gây khó khăn cho người muốn đăng ký sử dụng dịch vụ. Theo Giáo sư David Grabowski của trường Đại học Harvard, hiện Mỹ đang thiếu hụt 238.000 điều dưỡng viên.

Chính nhũng điều trên, khiến nhiều Việt kiều cao tuổi ở nước ngoài gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn hình thức dưỡng lão cho bản thân mình. 

Xu hướng hồi hương dưỡng lão được nhiều Việt kiều lựa chọn

Theo thống kê, có khoảng 5,5 triệu người Việt ở nước ngoài và hơn một triệu thế hệ F2, F3 có bố, mẹ hoặc ông, bà là người Việt Nam. Trong số này hơn 20% đến tuổi nghỉ hưu, đa số muốn trở về quê hương sinh sống, đầu tư, gắn bó với nguồn cội trong những năm cuối đời. Một thống kê của ông tại Australia cho thấy có 170.000 trong số 350.000 Việt kiều ở quốc gia này có nhu cầu về Việt Nam nghỉ hưu.

Có ba lý do hàng đầu khiến họ lựa chọn nghỉ hưu ở Việt Nam. Đầu tiên là tư tưởng “lá rụng về cội”. Trở về để được nói tiếng mẹ đẻ, ăn món quê hương, sống trong cộng đồng những người cùng văn hóa. Với nhiều người, quá trình sống ở nước ngoài khó hòa nhập và bị phân biệt chủng tộc càng thôi thúc họ trở về. Ngoài ra, một số người Việt Kiều muốn đóng góp vào sự phát triển của quê hương bằng cách làm việc, kinh doanh hoặc tham gia các hoạt động xã hội.

Thứ hai, Việt Nam đang ngày càng phát triển từ cơ sở hạ tầng, nếp sống hiện đại, đến các tiện ích, dịch vụ y tế mà chi phí rẻ hơn hẳn ở nước ngoài.

Thứ ba, cả một đời lao động ở nước ngoài vất vả, ít được vui chơi, giải trí, thư giãn cả thân lẫn tâm. Trong nước có nhiều nơi thích hợp để nghỉ dưỡng và với nhiều Việt Kiều lớn tuổi, đây là “thiên đường” để tận hưởng cuộc sống.

Nắm bắt được xu hướng đó, Phương Đông Asahi ra đời là phức hợp Nghỉ dưỡng - Dưỡng lão cao cấp hàng đầu khu vực phía Bắc. Tiên phong mang lại miền sống hạnh phúc cho người cao tuổi, đặc biệt với mô hình viện trong viện, khách hàng khi tới Phương Đông Asahi vừa được chăm sóc sức khỏe, vừa được trải nghiệm dịch vụ tắm onsen, xông hơi chuẩn Nhật. Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của những Việt kiều đang mong mỏi về quê hương dưỡng lão trong thời gian tới.