Xông hơi (Jjim Jil Bang) là một phương pháp thư giãn phổ biến, giúp giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi về nội tiết và tuần hoàn máu, nên việc xông hơi có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vậy, bầu xông hơi được không? Có nên thực hiện trong thai kỳ không? Đáp án sẽ có trong ngay trong bài viết dưới đây.
Xông hơi là phương pháp sử dụng hơi nước nóng/hơi nóng để kích thích lưu thông máu, giúp cơ thể thư giãn và đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc xông hơi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng cách.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia sản khoa, bà bầu KHÔNG NÊN xông hơi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do nhiệt độ cao từ phòng xông có thể khiến cơ thể mẹ mất nước nhanh chóng, làm thay đổi lưu lượng máu đến thai nhi và gây ra một số rủi ro nghiêm trọng.
==> Có thể bạn quan tâm: Bật mí xông hơi sau sinh an toàn giúp phục hồi nhanh chóng
Dưới đây là những lý do bà bầu nên hạn chế xông hơi:
Tăng nhiệt độ cơ thể quá mức: Khi xông hơi, thân nhiệt mẹ bầu có thể tăng lên trên 38.5°C, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, khi các cơ quan quan trọng đang hình thành.
Nguy cơ mất nước và hạ huyết áp: Cơ thể mẹ bầu dễ mất nước nhanh chóng khi tiếp xúc với hơi nóng, dẫn đến choáng váng, mệt mỏi, tụt huyết áp, thậm chí gây bất tỉnh.
Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi: Nghiên cứu cho thấy, nếu thân nhiệt mẹ bầu tăng cao trong giai đoạn 3 tháng đầu, nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi có thể gia tăng.
Tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiệt độ cao từ phòng xông có thể kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
Ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và tim mạch: Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc suy tuần hoàn.
Thay vì xông hơi, mẹ bầu có thể lựa chọn những phương pháp thư giãn an toàn hơn mà vẫn giúp giải tỏa căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau nhức.
Tắm nước ấm không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn giúp cải thiện giấc ngủ, giảm đau lưng, giảm phù nề và tăng cường lưu thông máu.
Lưu ý quan trọng khi tắm nước ấm:
==> Xem Ngay: Mẹ bầu có tắm Onsen được không? Những lưu ý trong quá trình tắm onsen khi mang thai
Massage bầu là một phương pháp giúp giảm căng cơ, cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên cột sống mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi lựa chọn massage bầu, mẹ cần lưu ý:
Nếu mẹ bầu muốn thư giãn mà không tiếp xúc với hơi nóng từ phòng xông, có thể xông tinh dầu trong phòng thoáng hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu. Những loại tinh dầu an toàn cho mẹ bầu: Oải hương, cam ngọt, hoa hồng. Tránh sử dụng các loại tinh dầu có tính kích thích mạnh như bạc hà, hương thảo trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Kết luận, có bầu xông hơi được không là một vấn đề cần cân nhắc kỹ. Với người thường xông hơi mang lại một số lợi ích như thư giãn cơ thể và giảm căng thẳng. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tác động xấu. Cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ hoặc có thể lựa chọn những liệu pháp thư giãn khác để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi.
Hãy gọi để được tư vấn tốt nhất, hưởng những ưu đãi sớm từ Phương Đông Asahi
Tổng đài tư vấn 24/7ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN
Theo dõi Phương Đông Asahi